I am Malala

07/09/2021
Mỹ Seo

Du hành thật xa trên những trang sách

Malala sống cùng bố mẹ và hai người em trai tại thành phố Mingora, ở thung lũng Swat, Tây Bắc Pakistan. Cha cô là người yêu chuộng và luôn đấu tranh vì hòa bình. Ông thành lập một trường học ở Pakistan, nhờ vậy mà khác với các bạn đồng trang lứa không được đến trường, Malala được đi học lúc 5 tuổi, bắt đầu nuôi dưỡng ước mơ được tới trường, được vươn tới tri thức cháy bỏng. Mỗi ngày đến trường, được biết thêm những điều mới đối với Malala là những ngày tuyệt vời.

Những ngày tươi đẹp biến mất khi Taliban bắt đầu tràn vào Pakistan, gây ra những trận khủng bố đẫm máu, các trường học phải đóng cửa, các bé gái không được phép ra khỏi nhà, phụ nữ không được phép đi ra ngoài nếu không có người đi cùng…

Ở đây, phụ nữ đã bị tước đoạt mọi quyền lợi, ngay cả quyền được cất tiếng nói. Nhưng cô bé Malala, không chấp nhận điều đó. Mới 10 tuổi, cô đã dám đứng lên cất tiếng nói của mình. Bất chấp sự cấm đoán của Taliban, cô tiếp tục đến trường, đồng thời kêu gọi những người bạn gái của mình không từ bỏ trường học. Tiếp đó, cô bắt đầu viết nhật ký cho BBC để những người bên ngoài Pakistan có thể biết được tình hình của đất nước cô.

Tại sao một ngôi trường lại là mối đe doạ với Taliban?

Đây là một cuốn sách có chủ đề chính là giáo dục và có thể là một bước đi chính trị nhằm kêu gọi cho quyền con người; những quyền cơ bản nhất, hiển nhiên nhất mà người dân Pakistan đang dần bị lấp liếm đi bởi một thế lực quá lớn, quá nguy hiểm đến mức mà việc đặt câu hỏi không thôi cũng đã rất dũng cảm.

Chủ nghĩa khủng bố là nỗi sợ rằng khi bố bạn bước ra khỏi cửa vào buổi sáng, bố sẽ không còn trở về vào buổi tối. Không nơi nào an toàn. Không ai được toàn thân. Các vụ đánh bom trở thành một phần trong cuộc sống hằng ngày. Vào ban đêm, nỗi sợ hãi có thể nuốt lấy người dân nơi đây, nhưng đến sáng, trong ánh mặt trời, họ sẽ lạo tìm thấy sự can đảm của mình.

Những gã “mullah” (thủ lĩnh tôn giáo) rất thiếu hiểu biết, có người chưa học hết trung học, y thậm chí cong chẳng có bằng cấp tôn giáo, đang làn truyền sự ngu dốt, chúng lợi dụng tâm lí và nhồi nhét nỗi sợ vào người dân Pakistan.

It doesn't matter what I look like. I am alive. I was thankful


Ngày 9/10/2012, Malala Yousafzai bị bắn vào đầu và cổ khi trên đường tới trường. Cô bé rơi vào trạng thái nguy kịch và được chuyển tới Bệnh viện Nữ hoàng Elizabeth ở Birmingham (Anh) để điều trị. Không chỉ những người thân ở Pakistan mà cả thế giới ủng hộ "nữ chiến binh". Bố của Malala đã đặt tên con gái theo tên một nữ tướng và cô bé sống đúng như tên của mình.

Nhờ được đến trường, cuộc sống của Malala hạnh phúc hơn. Cô không chỉ đấu tranh để có được những quyền cơ bản cho mình mà còn truyền cảm hứng đến nhiều trẻ em gái ở Pakistan lẫn toàn thế giới.

Phép màu

Xuyên suốt câu chuyện, Malala nhấn mạnh cho dù cô có đấu tranh cho nền giáo dục, được gặp thủ tướng của các nước, được lên tiếng tại Liên Hợp Quốc hay nhận giải Nobel Hào Bình danh giá, làm những việc lớn nhỏ thì cô vẫn là Malala ‑ một cô gái muốn đứng nhất toàn trường trong kì thi Hoá học, cô sóc nhỏ của bố mẹ, cô chị hay cãi nhau chí choé với hai nhỏ em.

Cô luôn bình dị hoá mọi thứ. Và vì lẽ đó mà mình có cảm giác cô muốn nói rằng, bất cứ một cô gái bình thường nào, có một gia đình giản dị tới đâu cũng xứng đáng được học, được giáo dục.
Bất cứ một cô gái nào cũng có thể góp một phần, dù là nhỏ nhất cho nền hoà bình của Thế Giới.


** Bài viết thuộc bản quyền của The Bookshelf Hanoi, nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức **

 Tags:
book
malala