Từ Dead Poets Society và suy ngẫm về giá trị của văn chương.

22/11/2021
Rin
"Dead Poets Society” là bộ phim về Khát khao khác biệt của một nhóm học sinh gương mẫu tiêu biết nhất nước Mỹ, đó là: Được làm chính mình.
Bộ phim khắc hoạ thầy giáo văn học Anh, John Keiting, một người vô cùng độc đáo đã truyền cảm hứng cho những người học trò của mình được đứng lên để tự mình thể hiện quan điểm cá nhân mà không cần phải tuân theo khuôn phép cứng nhắc như trước đây. Tại Học viện Welton độc quyền ở Vermont  "the best prep school in America" – Trường dự bị đại học tốt nhất nước Mỹ, ông thách thức những người học trò của mình tự cảm nhận, tự đặt câu hỏi. thậm chí họ còn được đứng lên bàn để thể hiện cái tôi cá nhân. Và chính giây phút khi người thầy giáo của mình bị đuổi việc những người học trò ấy đã mạnh dạn đúng trên bàn để phản đối việc ông bị sa thải. Đó là một trong những phân cảnh xúc động đắt giá trong phim khiến người xem vô cùng cảm động.
 

Phim của Peter Weir gây ồn ào về văn chương thơ ca, và có những trích dẫn ngắn gọn từ Tennyson, Herrick, Whitman và thậm chí cả Vachel Lindsay, cũng như một chuyến du ngoạn dũng cảm vào văn xuôi đưa chúng ta đến với Walden của Thoreau. Tuy nhiên, không ai trong số những nhà văn này được nghiên cứu trên tinh thần tôn trọng ngôn ngữ của họ. Những câu văn của họ bị dạy để hiểu khác đi vì những mong muốn hướng sinh viên không được chạm tới tự do cá nhân hơn. Và mọi sự thay đổi khi một giáo viên am hiểu tuyệt vời về thơ đã dẫn dắt những người học sinh của mình yêu thơ theo đúng bản chất của nó. Và những người học sinh này cũng vô cùng yêu quý giáo viên của mình.

 

Xung đột chính trong phim là giữa Neil (Robert Sean Leonard), một sinh viên có ước mơ trở thành diễn viên, và cha của anh (Kurtwood Smith), người ra lệnh cho con trai mình trở thành bác sĩ và cấm anh lên sân khấu. Người cha là một người giao nhiệm vụ nghiêm khắc, không chịu khuất phục, còn người con trai, thiếu ý chí bất chấp, đã đẩy đến cao trào của bộ phim. 

Các tình tiết trong phim được đan xen một cách thú vị: câu chuyện tình lãng mạn tuổi teen giữa Knox với một cô gái địa phương - “love of his life”; Charlie dám đấu tranh cho thứ mình tin tưởng, phản kháng lại nhà trường mặc dù điều đó có thể khiến anh bị đuổi học hay bị đòn roi bởi chính thầy hiệu trưởng.

Bộ phim nổi bật với các cuộc họp của "Hội những nhà thơ đã chết", một nhóm sinh viên phóng túng tự giác tổ chức các cuộc họp bí mật trong đêm tối trong một hang động gần khuôn viên trường. Bảy chàng trai trong nhóm của Neil đã lần đầu tiên dũng cảm, dám phá bỏ những luật lệ hà khắc để tự do vùng vẫy. Và lần đầu tiên trong đời, họ hiểu được cái đẹp của thơ ca, họ sáng tác thơ ca, thể hiện cảm xúc mà không bị cười nhạo, chê bai. Có lẽ đó mới là vẻ đẹp thực sự của văn chương: Văn chương là thứ tình cảm xuất phát từ bên trong con người một cách tự nhiên nhất, chứ không phải cái gì quá cao xa, ảo diệu. Đó cũng chính là điều mà thầy Keating mong muốn ở giáo dục: “Giáo dục là tự tìm tòi, khám phá”.
 

 

Giá trị của văn chương được gián tiếp thể hiện qua lời dạy của thầy Keiting. Văn chương dạy ta cách dùng từ đúng để biểu tả chính xác nhất cảm xúc của mình:

''So avoid using the word ‘very’ because it’s lazy. A man is not very tired, he is exhausted. Don’t use very sad, use morose. Language was invented for one reason.''

 (Vì vậy, hãy tránh sử dụng từ ‘very’ vì nó lười biếng. Một người đàn ông không phải là rất mệt mỏi, anh ta đang kiệt sức. Ngôn ngữ được phát minh ra vì một lý do).

Có thể diễn giải như sau, tránh sử dụng từ rất là kết hợp tính từ bình thường. Ví dụ như: rất là mệt. Vì điều đó sẽ chứng tỏ bạn lười. Hơn nữa nó còn thể hiện bạn là người thiếu cảm nhận về cuộc sống. Thay vào đó cùng một nghĩa nhưng chúng ta dùng từ “kiệt sức” từ này mang lại nhiều sắc thái nghĩa hơn. Nó vừa miêu tả lại vừa biểu lộ được cảm xúc của một người mệt mỏi là như thế nào. Vừa gợi lên trong tưởng tượng của chúng ta một hình ảnh rất cụ thể của một người đang kiệt sức và vật vã ở đâu đó. Một người cạn kiệt năng lượng và không thể làm một việc gì khác. Chính vì vậy nó tạo nên sự ra đời của ngôn ngữ. Và làm thế nào để tăng khả năng ngôn ngữ của bản thân Chính là văn chương, đến với thế giới của sách bạn sẽ luôn tự tìm được câu trả lời cho riêng mình.

Tiếp đến là lời dạy của thầy về việc Văn chương khơi gợi ý nghĩa sống trong cuộc đời mỗi người :

"We don't read and write poetry because it's cute. We read and write poetry because we are members of the human race. And the human race is filled with passion.  And medicine, law, business, engineering, these are noble pursuits and necessary to sustain life. But poetry, beauty, romance, love, these are what we stay alive for. To quote from Whitman, "O me! O life!... of the questions of these recurring; of the endless trains of the faithless... of cities filled with the foolish; what good amid these, O me, O life?" Answer. That you are here - that life exists, and identity; that the powerful play goes on and you may contribute a verse. That the powerful play *goes on* and you may contribute a verse. What will your verse be?”

 

(Chúng ta không đọc và làm thơ vì nó dễ thương. Chúng ta đọc và làm thơ bởi vì chúng ta là thành viên của loài người. Và loài người ngập tràn đam mê. Và y học, luật, kinh doanh, kỹ thuật, đây là những mục tiêu cao quý và cần thiết để duy trì sự sống. Nhưng thơ ca, vẻ đẹp, sự lãng mạn, tình yêu, đó là những gì chúng ta tồn tại. Trích lời của Whitman, "Hỡi tôi! Hỡi cuộc sống! ... về những câu hỏi lặp đi lặp lại này; về những chuyến tàu bất tận của những kẻ vô tín ... của những thành phố đầy rẫy những kẻ ngu ngốc; có gì tốt đẹp giữa những điều này, hỡi, hỡi cuộc sống? " . Rằng bạn ở đây - cuộc sống tồn tại, và bản sắc; rằng vở kịch mạnh mẽ sẽ tiếp tục và bạn có thể đóng góp một câu thơ. Rằng vở kịch mạnh mẽ * tiếp tục * và bạn có thể đóng góp một đoạn thơ. Câu thơ của bạn sẽ là gì?)

 

"But poetry, romance, love, beauty? These are what we stay alive for!”

 (Nhưng thơ ca, lãng mạn, tình yêu, sắc đẹp? Đây là những gì chúng tôi tồn tại cho cuộc sống!)

Mỗi cuốn sách mang lại cho bạn một thế giới trải nghiệm. Nó cho bạn kiến thức trước khi bạn bước vào thực tế. Nó cũng đồng thời tạo ra thế giới mới và bạn muốn tự mình đắm chìm vào.

 

Điều quan trọng hơn khi đọc sách đó là việc chúng ta tìm thấy được bản thân mình. Như lời thầy Keating đã dạy:

"When you read, don't just consider what the author thinks, consider what you think”

(Khi bạn đọc, đừng chỉ xem xét những gì tác giả nghĩ, hãy xem xét những gì bạn nghĩ)

 

Việc đi vào thế giới của văn chương khơi gợi một điều gì đó trong con người bạn chứ không phải chỉ đơn thuần là bạn lắng nghe quan điểm của tác giả. Qua những chia sẻ, những miêu tả, những trải nghiệm của người viết ta tìm thấy sợi dây liên kết câu chuyện của mình.Quan trọng nhất chúng ta cảm thấy đồng cảm với câu chuyện được đề cập. Rằng mình cũng đã từng đi qua trạng thái này giống với nhân vật. Rằng nỗi đau ấy được miêu tả thật sự tuyệt diệu. Hoặc đôi khi do chưa đủ hiểu ta chưa tìm được câu trả lời cho vấn đề của mình. Ta đến với văn chương như một lời tham vấn để mong tìm được lối đi cho những trục trặc khiến ta dằn vặt, trăn trở suốt bấy lâu. Và chính vì vậy có lẽ văn chương giúp ta hiểu chính mình hơn, giúp ta sống người hơn. Và hơn hết giúp ta tiếp tục có niềm tin vào cuộc sống và tiếp tục kiên nhẫn bước đi trên con đường của riêng mình.

 

"Dead Poets Society” chính là xã hội thu nhỏ nơi phản chiếu cuộc sống của chúng ta bây giờ, nơi mà mỗi người trẻ cần tự tìm ra lối sống, con đường đúng đắn của bản thân, biết đấu tranh cho công lý, phản kháng lại những điều bất công, tận hưởng tinh hoa cuộc sống một cách khôn ngoan, có giới hạn như câu tuyên ngôn bằng tiếng la tinh xuyên suốt bộ phim: “CARPE DIEM” – Seize the day (Tận dụng tối đa thời điểm hiện tại.)